Về công tác chỉ đạo điều hành: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã triển khai nhiều cuộc họp
và kiểm tra thực địa công tác chống khai thác IUU với sự chủ trì, trực tiếp chỉ
đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh. Các cấp chính
quyền từ xã đến tỉnh ở Nghệ An cũng đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo
IUU, đặc biệt ở cấp tỉnh có đồng chí Chủ tịch UBND làm Trưởng ban.
Lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì cuộc họp về chống khai thác
IUU
Tỉnh Nghệ An cũng đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo, thể chế, chính sách, giải pháp, kế hoạch cụ thể hóa công tác chống khai
thác IUU tại địa phương. Tỉnh
ủy đã
ban hành Kế hoạch số 262-KH/TU ngày 01/7/2024 thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW
ngày 10/4/2024 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai
thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.
Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 03 Nghị quyết về hỗ
trợ kinh phí mua, lắp đặt, vận hành thiết bị VMS và cước phí thuê bao dịch vụ
cho thiết bị giám sát hành trình; hỗ trợ cho tàu khai thác thủy sản vùng khơi
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 07/CT-UBND về
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung
thực hiện các giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 388/KH-UBND về thực
hiện Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ; 02 Quyết định (Quyết
định số 2942/QĐ-UBND
ngày 01/11/2024 về công bố hạn
ngạch giấy phép Khai thác thuỷ sản trên biển tại vùng lộng và vùng ven bờ biển
Nghệ An; Quyết
định số 49/2024/QĐ-UBND ngày 07/11/2024 về tiêu chí đặc thù và quy trình xét
duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá
hoạt động trên biển thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An) và hơn 30
văn bản chỉ
đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác IUU.
Về công tác quản lý đội tàu: Ban chỉ đạo IUU với Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ an là cơ quan
thường trực đã chủ trì tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc
các đơn vị, địa phương triển khai có hiệu quả các kế hoạch, văn bản của cấp
trên trong công tác chống khai thác IUU. Tính đến ngày 21/4/2025, toàn tỉnh có 2.723 tàu cá đã
được đăng ký, đạt tỷ lệ 100% và đã được cập nhật đầy đủ lên Hệ thống cơ sở dữ liệu Vnfishbase. Qua kiểm
tra, 100% tàu cá đủ điều kiện hoạt động đều được đánh dấu, kẻ số đăng ký theo
quy định tại Thông tư số
23/2018/TT-BNNPTNT. Tổng
số tàu cá còn hạn đăng kiểm trên hệ thống VNFishbase
là: 1.363/1.451 tàu (94%) và đạt 100% số tàu đang hoạt động
khai thác; số tàu cá hết hạn đăng kiểm là 88 tàu (chiếm 6%).
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An kiểm tra thực tế
tại cảng cá Lạch Quèn
Tổng số tàu
cá đã cấp phép đang còn hạn 2.534/2.723 tàu, đạt tỷ lệ 93,06% (trong đó tàu từ
15m trở lên là 1.009/1.046 tàu, đạt tỷ lệ 96,46%) và đạt 100% số tàu đang hoạt động
khai thác; còn 189 tàu chưa thực hiện việc cấp/cấp lại giấy phép khai thác thủy
sản theo quy định.
Tổng số tàu cá đã cấp giấy
chứng nhận ATTP còn hạn là 991/1.046
tàu, đạt 94,74% so với tổng số tàu cá phải cấp và đạt 100% số tàu đang hoạt động khai
thác; còn 55 tàu cá chưa thực hiện cấp/cấp lại giấy ATTP.
Tổng số tàu
cá đã lắp thiết bị VMS là 1.040/1.046 tàu, đạt tỷ lệ 99,43%. Số tàu cá chưa thực hiện việc lắp đặt thiết bị
VMS là 06 chiếc, chiếm tỷ lệ 0,57%.
Đối với những
tàu cá chưa đủ điều kiện đi khai thác (hết
hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép khai thác, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm,
chưa lắp VMS...): Định kỳ hàng tuần, Chi
cục Thủy sản và Kiểm ngư gửi danh sách tàu cá chưa đủ điều kiện cho UBND huyện,
xã, Đồn Biên phòng tuyến biển để thông báo, niêm yết công khai tại cộng đồng, người dân giám sát. Yêu cầu địa phương cử cán bộ thường xuyên giám sát chặt chẽ vị trí neo đậu
của các tàu cá; đối với những tàu cá chưa lắp VMS, hàng tuần chụp hình ảnh gửi
vị trí neo đậu về Chi cục Thuỷ sản và Kiểm ngư để theo dõi, quản lý. Tỉnh Nghệ
An đã hoàn tất việc đăng ký cho 614/614
tàu cá “03 không”, đạt tỷ lệ 100%.
Về giám sát sản lượng, hoạt động
tàu cá qua cảng: Năm 2024: số lượt tàu cá được giám
sát là 16.967 lượt; sản lượng thủy sản được giám sát là 72.044 tấn, tỷ lệ giám
sát đạt 34% so với tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh (trong đó sản lượng thủy
sản bốc dỡ qua cảng cá: 14.360 tấn; sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, bến cá
tư nhân: 57.684 tấn).
Quý 1/2025: số lượt tàu cá được
giám sát là 6.229 lượt; sản lượng thuỷ sản được giám sát là 22.331 tấn, tỷ lệ giám
sát đạt gần 50% so với tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh (trong đó sản lượng
thủy sản bốc dỡ qua cảng cá: 2.319 tấn; sản lượng thủy sản bốc dỡ qua bến cá tư
nhân: 20.012 tấn).
Kiểm ngư Nghệ An tuần tra trên biển
Về kiểm tra tàu cá cập, rời cảng:
Năm 2024: các Tổ đã kiểm tra 3.088 lượt tàu rời cảng, 3.211
lượt tàu cá cập cảng với tổng sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng được kiểm tra
11.644 tấn.
Quý 1/2025: đã kiểm tra được 338 lượt tàu rời
cảng, 332 lượt tàu cập cảng với tổng sản lượng thuỷ sản bốc dỡ qua cảng được kiểm
tra 2.086 tấn.
Qua kiểm
tra tàu cá cập cảng, Tổ Liên ngành đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối
với 18 vụ/18 đối tượng/18 phương tiện, cụ thể: 10 vụ về hành vi khai thác sai
vùng, 01 vụ về hành vi không duy trì kết nối VMS, 02 vụ ghi không đúng nhật ký
khai thác, 01 vụ về hành vi ghi không đúng nhật ký khai thác và không cập cảng
cá chỉ định, 02 vụ về hành vi không báo cáo trước 1 giờ khi vào cảng, 02 vụ
đánh dấu tàu cá và ghi số đăng ký sai quy định, đã chuyển hồ sơ cho cơ quan có
thẩm quyền xử phạt theo quy định (đã có thống kê ở mục 5).
Về xác nhận, chứng nhận nguồn gốc
thủy sản khai thác: Ban Quản lý
cảng cá Nghệ An đã kích hoạt toàn bộ tài khoản của tất cả các cảng cá trực
thuộc; phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ
tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ tại cảng cá, Đồn/Trạm kiểm
soát Biên phòng và các chủ tàu sử dụng phần mềm. Tính
đến nay đã kích hoạt được 959 tài khoản cho các chủ tàu, thuyền trưởng đối tàu trên 15m, đạt tỷ lệ
90,9%.
Về thực thi
pháp luật, kiểm tra, xử lý vi phạm: Công
tác thực thi pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU đã được tăng cường,
quyết liệt hơn trước thời điểm thanh tra lần thứ 4; đặc biệt là đối với việc xử
lý các hành vi liên quan đến VMS. Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nghệ An đã xử phạt 330 vụ/330
đối tượng với tổng số tiền phạt 6.231,55
triệu đồng. Giai đoạn từ
01/01/2024 đến 31/12/2024: Đã xử phạt 290 vụ/290 đối tượng,
với số tiền là 5.341,3 triệu đồng (tăng 129 đối tượng và số tiền phạt tăng 5.014,8
triệu đồng so năm 2023). Trong đó: Xử phạt đối với tàu cá mất kết nối VMS: 161
tàu, số tiền là 4.495,5 triệu đồng; các hành vi khác (sai vùng,
nhật ký khai thác, ngư cụ cấm…): 129 đối tượng,
số tiền là 845,8 triệu đồng.
Kiểm
tra tàu cá trên biển
Giai đoạn từ
01/01/2025 đến nay: Đã xử phạt
40 vụ/40 đối tượng, với số tiền phạt là 890,25 triệu đồng. Trong đó: Xử phạt đối với tàu cá mất kết
nối VMS: 21 đối tượng, số tiền là 654,5
triệu đồng; tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thuỷ sản trên biển: 01 đối
tượng (tàu từ 15 đến dưới 24m), số tiền là 112,5 triệu đồng; các hành vi khác (sai vùng, nhật ký khai thác, ngư cụ cấm…): 18 đối tượng,
số tiền là 123,25 triệu đồng.
Bên cạnh xử phạt các hành vi vi
phạm, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền. Công tác
truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh từ tỉnh đến các huyện, thị ven
biển. Các cơ quan truyền thông (Đài Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An,
Đài Truyền hình - Truyền thanh huyện...) đã tăng cường thông tin cả về
số lượng, thời lượng, chất lượng về hoạt động chống khai thác IUU.
Các sở, ban, ngành tăng cường phối hợp
thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn pháp luật cho cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động, cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp về
chống khai thác IUU. UBND các huyện, thị ven biển đã chỉ đạo UBND các xã/phường
tổ chức tuyên truyền vận động đến tận từng Tổ đồng quản lý, Hợp tác xã, Tổ đội
sản xuất và đến tận từng hộ dân về chống khai thác IUU; đặc biệt là yêu cầu các
chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết không vi phạm khai thác IUU. Đến nay 100% chủ
tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước
ngoài.