Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước trong tỉnh Quảng Bình có tính đa dạng sinh học cao, nhiều danh thắng cảnh quan, văn hóa đẹp
Đến thăm Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu
– Khe Nước Trong (Khu DTTN) tỉnh Quảng
Bình, Đoàn công tác của Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Miền Tây Nghệ An do Tiến sỹ Nguyễn Danh Hùng, Phó giám đốc Sở,
Phó BQL Khu DTSQ dẫn đầu cùng cán bộ, nhân viên các phòng ban Sở, BQL Khu DTSQ,
lãnh đạo các BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các công ty lâm nghiệp tỉnh Nghệ
An. Đoàn đã được Tiến sỹ Bạch Thanh Hải, Giám đốc Khu DTTN Động Châu – Khe nước
trong, giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của đơn vị. Khu DTTN Động
Châu - Khe Nước Trong được thành lập vào tháng 6 năm 2019 trên cơ sở chuyển đổi
từ BQL rừng phòng hộ Động Châu. Khu dự trữ thiên nhiên này là một phần của khu
hệ động vật Bắc Trung Bộ, vùng sinh thái nông nghiệp nằm nửa cuối Bắc Trung Bộ
thuộc khu vực Trung Trường Sơn. Đây là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học
trên thế giới. Tổng diện tích của Khu DTTN Động Châu – Khe Nước Trong có 22.210
ha, phía Bắc và Đông giáp Lâm trường Khe Giữa, Lâm trường Kiến Giang và các khu
rừng thuộc xã Kim Thủy - huyện Lệ Thủy, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị và phía Tây
giáp nước CHDCND Lào.
Mặc dù BQL Khu DTTN chỉ có 59 người (32 viên chức và 27 hợp đồng lao động) với
cơ cấu Ban giám đốc, 2 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đội cơ động bảo vệ rừng và
3 trạm quản lý bảo vệ rừng nhưng nhiệm vụ của Ban quản lý Khu DTTN rất nặng nề,
đó là quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học, hệ
sinh thái tự nhiện; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, cứu hộ bảo tồn các
loài động vật hoang dã; sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, phát triển các dịch
vụ du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng, bảo vệ rừng; tuyên truyền, giáo
dục bảo tồn, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương; thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội địa phương bằng các chương trình, dự án.
Khu
DTTN Động Châu – Khe Nước Trong có tính đa dạng sinh học cao. Về thực vật đã
ghi nhận 1.030 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 599 chi của 144 họ thuộc 5 ngành. Trong
đó có 22 loài trong sách đỏ thế giới IUCN, 26 loài trong sách đỏ việt nam, 15 loài được bảo vệ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP
của chính phủ, 87 loài mang yếu tố đặc hữu của Việt Nam. Phân loại theo nhóm sử dụng có 214 loài cây cho gỗ như Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Táu mật (Vatica
cinerea), Lim xanh (Erythrophleum fordii) …; có 269 loài cây
dược liệu, có
ược, 125 cây ăn được, 565 loài cây làm cảnh...

Hệ thực vật đa sắc màu của Khu dự trữ Động
Châu – Khe Nước Trong
Về
động vật, đã ghi nhận 357 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó có 76
loài thú, 214 loài chim, 67 loài bò sát. Trong đó có nhiều loài quý hiếm, có 39
loài trong sách đỏ thế giới IUCN, 44 loài sách đỏ Việt Nam, 28 loài trong công
ước CITES, 34 loài theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Một số loài nổi bật như Bò tót
(Bos gaurus), Mang trường sơn (Munticus truongsonensis), Gấu ngựa (Asia black bear), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Gà lôi lam (Silver pheasant)…

Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong có nhiều tiềm năng cho việc thu hút khách du lịch,
nhất là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, bởi nơi đây có nhiều danh lam, thắng
cảnh đẹp gắn với giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo và có lịch sử
lâu đời của đồng bào dân tộc Bru -Vân Kiều, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
dạng, phong phú, nhất là thu hút khách du lịch sinh thái trãi nghiệm. Ban quản
lý đã thực hiện thử nghiệm các tuyến du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm với nhiều
thác nước đẹp, thơ mộng như thác Tóc Tiên, Dương Cầm, Cổng Trời, Suối Tiên, Bãi
Đạn…
Ngoài
ra, Khu dự trữ thiên nhiên này còn có giá trị khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và
cung ứng dịch vụ môi trường cho nhiều đối tượng học sinh, sinh viên của các trường
đại học, viện nghiên cứu, các du khách trong và ngoài nước đến nghiên cứu, học
tập, khám phá và các tổ chức, cộng đồng, người dân sống xunh quanh khu dự trữ thiên nhiên

Lập
kế hoạch bảo tồn cho Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong
Theo Tiến sỹ Bạch Thanh Hải,
định hướng trong thời gian tới của BQL Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong là
tiếp tục quản lý và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
hiện có, hỗ trợ sinh kế, tăng thu nhập ổn định, phát triển cộng đồng cho người
dân sống ở vùng đệm nhằm giảm áp lực vào tài nguyên rừng, tổ chức nghiên cứu
khoa học và đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên của khu DTTN và các
đối tác, phát triển du lịch sinh thái, phát huy nâng cao giá trị sử dụng của
Khu dự trữ thiên nhiên.
Trong thời gian qua, công
tác bảo tồn và phát triển Khu DTTN Động Châu – Khe Nước Trong đã đạt được nhiều
kết quả đáng khích lệ, có được những kết quả đó, Ban quản lý rút ra một số bài
học kinh nghiệm, đó là:
Một
là tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát bảo
vệ rừng tận gốc; tổ chức tuần tra, truy quét, tháo gỡ bẫy, kiểm soát súng săn;
kiểm soát mốc ranh giới, giao diện tích rừng, tài nguyên và trách nhiệm cho từng
cá nhân quản lý bảo vệ; đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các phần mềm
thông minh trong quản lý giám sát tài nguyên rừng.
Hai
là phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng
trong lâm phận quản lý; thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng, làm giàu rừng đối với
rừng tự nhiên ở trạng thái rừng nghèo, rừng nghèo kiệt.
- Khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng
đối với diện tích có mật độ cây tái sinh tự nhiên dày, có khả năng phục hồi
thành rừng.
- Trồng rừng hỗn giao và trồng cây
bản địa đề phục hồi rừng trên đất trống không có khả năng tái sinh thành rừng.
Ba
là hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm:
- Hằng năm BQL phối
hợp với cộng đồng và chính quyền địa phương các xã vùng đệm rà soát nhu cầu, lập
kế hoạch và xây dựng các mô hình, nâng cao sinh kế cho người dân nhằm giảm áp lực
vào rừng thông qua các nguồn tài chính trong và ngoài nước như dự án, chương
trình CTMT, VFBC, ERPA, TNV…
- Giao khoán BVR, tuyển dụng lao động BVR cho
Khu dự trữ thiên nhiên

Tổ chức ký
kết công tác phối hợp bảo vệ và phát triển rừng Khu DTTN Động Châu - Khe
Nước Trong
Bốn
là tuyên truyền giáo dục:
-
Soạn thảo các tài liệu, sách giới thiệu về Khu DTTN
-
Tổ chức các lớp truyền thông về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế cộng đồng, lồng ghép tuyên truyền trong các lễ hội.
-
Xây dựng và giới thiệu phim, ảnh về bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng trong cộng
đồng và các trường học.
-
Tổ chức câu lạc bộ xanh ở các thôn, bản...
Năm
là nghiên cứu khoa học, hợp tác và đào tạo:
- Phối hợp với các cơ quan khoa học trong nước và các tổ chức quốc tế về
bảo tồn thiên nhiên tiến hành xây dựng đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học,
đào đạo cán bộ làm công tác nghiên cứu, bảo tồn.
-
Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về công
tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, truyền thông, nghiệp vụ bảo vệ rừng cho cán bộ, nhân viên của
ban quản lý và các cơ quan liên quan.
Sáu là phát triển dịch vụ du lịch
sinh thái, du lịch cộng đồng, quảng bá hình ảnh về Khu DTTN và sử dụng có hiệu
quả các dịch vụ từ rừng.

Đoàn công tác Ban quản lý Khu DTSQ Miền Tây Nghệ An
trao đổi kinh nghiệm công tác bảo tồn tại
Khu DTTN Động Châu – Khe
Nước Trong
Qua
chuyến thăm và làm việc tại BQL Khu DTTN Động Châu – Khe Nước Trong, Đoàn công
tác Ban quản lý Khu DTSQ Miền Tây Nghệ An đã được chia sẽ các thông tin quan trọng
và học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, góp
phần vào việc bảo tồn và phát triển các giá trị tài nguyên thiên nhiên và đa dạng
sinh học trong khu vực, quốc gia và thế giới.
Phan Quang Tiến - Phòng
TCCB Sở Nông nghiệp và PTNT