UBDN tỉnh Nghệ An họp triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó
khăn do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, giá cả vật tư đầu vào tăng cao,…
nhưng ngành chăn nuôi của tỉnh cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng đàn vật
nuôi vẫn được duy trì và phát triển ổn định. Năm 2024, tổng đàn trâu bò gần 800.000 con (trong đó đàn trâu 250.000 con;
đàn bò 550.000 con, đàn bò sữa 81.000 con); đàn lợn hơn 1.000.000 con; đàn gia
cầm khoảng 38.000.000 con; tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 5,39%, tỷ
trọng chăn nuôi trong nông nghiệp thuần tăng khá, chiếm khoảng 48,61%. Đây là sự cố gắng rất lớn của các cấp, các ngành và người chăn nuôi trên
địa bàn tỉnh.
Những tháng đầu năm 2025
trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số loại dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm như Dịch tả lợn
Châu Phi (DTLCP), Lở mồm long móng (LMLM), Cúm gia cầm (CGC), bệnh Dại; có 02 người tử do bệnh
Dại. Thời gian gần đây bệnh DTLCP có dấu hiệu bùng phát tại nhiều địa phương. Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 04/4/2025 về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các
giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Chiều ngày 12/5/2025, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn
Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp triển khai các giải pháp phòng, chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Tham dự cuộc họp có các đồng chí lãnh đạo Sở,
ngành: Nông nghiệp và Môi trường, Y tế, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài
chính, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã,
thành phố Vinh; lãnh đạo và cán bộ chuyên môn Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng đại
diện các phòng, đơn vị có liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - phó chủ tịch UBND tỉnh khai mạc
cuộc họp
Hội nghị đã nghe đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường
báo cáo, đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; nhiệm vụ và
giải pháp thời gian tới. Từ đầu năm 2025 đến nay trên địa
bàn tỉnh đã xảy ra 70 ổ
DTLCP tại 13 huyện, thành, thị; tổng số lợn buộc tiêu hủy 1.700 con, trọng lượng
hơn 99.000 kg; 01
ổ dịch Lở mồm long móng tại huyện Tân Kỳ; 02 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại huyện Quỳnh Lưu và
Diễn Châu; số gia cầm mắc bệnh, buộc tiêu hủy 2.503 con vịt; xảy ra 06 ổ dịch Dại trên động vật
tại 04 huyện, có 02 người tử vong do bệnh Dại tại 02 huyện Nghĩa Đàn và Kỳ Sơn. So với cùng kỳ năm 2024, bệnh DTLCP giảm hơn nhưng diễn biến vẫn khá
phức tạp; một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người
có chiều hướng tăng; đặc biệt là thời gian từ trung tuần tháng 4/2025 đến nay.
Lãnh đạo chi cục Chăn nuôi và Thú y báo cáo công tác
phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhiệm vụ giải pháp thời gian tới
Nguyên nhân gây ra dịch bệnh chủ yếu do chăn
nuôi nông hộ, nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 65%)
trong khi tỷ lệ tiêm phòng vắc xin chưa đạt tỷ lệ bảo hộ 80%
tổng đàn; chưa kiểm soát chặt chẽ công tác vận chuyển động vật; chưa tổ chức kiểm
soát giết mổ triệt để; người dân còn dấu dịch, bán chạy động vật khi nghi mắc bệnh;
công tác tiêu hủy vật nuôi mắc bệnh còn sai quy trình hoặc tiêu hủy không triệt
để vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh; đàn chó mèo thả rông còn phổ biến, chưa được
quản lý chặt chẽ; chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng vắc
xin tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, cơ sở/hộ chăn nuôi; thời tiết diễn
biến phức tạp làm giảm sức đề kháng đàn vật nuôi. Dự
báo thời gian tới, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp nhất là bệnh DTLCP.
Tại cuộc họp lãnh đạo UBND các huyện, các Sở, ngành
cấp tỉnh đã đưa ra nhiều ý kiến tập trung phân tích, đánh giá nguyên nhân, hạn
chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống dịch bệnh; đề
xuất, đưa ra các giải pháp hiệu quả, phù hợp thực tiễn, tình hình hiện nay nhằm
nhằm kiểm soát, khống chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong thời gian
tới.
Phát biểu của LĐ Sở Nông nghiệp và Môi trường
Phát biểu của LĐ huyện Quỳnh Lưu
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ ghi nhận những kết quả đạt được
của ngành Nông nghiệp và Môi trường trong công tác phòng chống dịch bệnh góp phần hạn chế sự lây lan và thiệt hại do dịch
bệnh gây ra. Mặc
dù vậy các dịch bệnh nguy hiểm vẫn xảy ra trên địa bàn tỉnh,
đặc
biệt là Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Dại trên người và động vật.
Kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh yêu cầu Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã, Sở Nông nghiệp
và Môi trường và các Sở, ngành liên quan tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu
quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của UBND
tỉnh tại Công điện số
09/CĐ-UBND ngày
18/4/2025. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
- Cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời
khi dịch bệnh mới phát sinh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác
phòng chống dịch bệnh; tuyệt đối không để việc sắp xếp tổ chức, bộ
máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh.
+ Tập trung chỉ đạo khắc phục các tồn tại, hạn chế công tác phòng chống dịch
thời gian qua như báo cáo dịch chậm, công tác tiêu hủy xử lý gia súc mắc bệnh,
công tác tiêu độc khử trùng; khắc phục trình trạng chủ quan, thiếu trách nhiệm trong chỉ
đạo, triển khai chống dịch.
+
Đối với các địa phương bệnh DTLCP đang diễn biến
khá phức tạp như Đô Lương, Yên Thành, Thanh Chương, Anh Sơn, Nghi Lộc,..và có
02 ổ dịch tại xã Nậm Giải, Quế Phong và Đôn Phục, Con Cuông dây dưa, kéo dài, số
lượng tiêu hủy lớn cần đặc biệt quan tâm lưu ý tập trung nguồn lực để xử lý, khống
chế dịch.
- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và
kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, mua bán, vận chuyển động vật
bệnh, vứt xác động vật ra môi trường làm lây lan dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm
và gây ô nhiễm môi trường.
- Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để
nâng cao nhận thức, ý thức của người chăn nuôi trong công tác phòng chống dịch
bệnh và trách nhiệm của người dân trong phòng,
chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng; nhất là đối với
các bệnh DTLCP, bệnh Dại trên người và động vật.
- Tiếp
tục chỉ đạo công tác tiêm phòng vụ Xuân 2025, đảm bảo đạt trên 80% tổng đàn, đặc
biệt đối với các huyện tỷ lệ tiêm phòng đang thấp và lưu ý các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm như bệnh Dại, Cúm gia cầm. Đặc biệt quan tâm tiêm phòng vắc xin
DTLCP theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và của
UBND tỉnh.
- Đối với các địa phương nuôi tôm nước lợ (Quỳnh
Lưu, TX. Hoàng Mai, Diễn Châu, Nghi Lộc, TP. Vinh): tăng cường kiểm tra, giám sát, báo cáo dịch bệnh tại các vùng
nuôi tôm, lấy mẫu gửi cơ quan chức năng để xác định nguyên nhân gây bệnh kịp thời; hướng dẫn người nuôi tuân thủ các biện
pháp xử lý ao đầm; thực hiện nghiêm túc lịch mùa vụ của Sở Nông nghiệp và Môi
trường, mua con giống tại các cơ sở an toàn dịch bệnh, đảm bảo chất lượng.
- Chủ động triển
khai thực hiện chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị
thiệt hại do dịch bệnh; kiên quyết không thực hiện chính sách hỗ trợ đối với
các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy
định về phòng chống dịch bệnh, không tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn
vật nuôi.
- Tăng
cường công tác quản lý nhà nước hoạt động chăn nuôi, hướng dẫn các quy định, điều
kiện chăn nuôi, xử lý chất thải theo quy định của Luật Chăn nuôi và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ giống vật nuôi,
chương trình xóa đói giảm nghèo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Chủ động công tác phòng chống nắng
nóng cho đàn vật nuôi lưu ý các đợt năng nóng cao điểm trong thời gian tới.
- Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND tỉnh nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để tỷ lệ tiêm phòng cho
đàn vật nuôi đạt thấp; dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trên diện
rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý; đặc biệt tại các địa phương để dịch
bệnh Dại, CGC xảy ra, lây lan, có người tử vong do bị lây truyền từ gia súc,
gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin.
- Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống
dịch bệnh lây truyền từ động vật sang
người; tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để hạn chế
thấp nhất số ca tử vong do bệnh lây truyền từ động vật sang người theo Kế hoạch
số 239/KH-UBND ngày 10/4/2025 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2025.
Nguyễn
Thị Ngọc Toán - Chi cục Chăn nuôi và Thú y